Giặt và phơi áo ngực đúng cách như thế nào?

Bất cứ trang phục nào cũng vậy, muốn sử dụng được lâu bền cần phải biết cách bảo quản. Với mỗi người sẽ có những kinh nghiệm phơi áo ngực cho riêng mình. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách làm sạch và phơi những chiếc nội y cao cấp mà ta sử dụng hàng ngày đúng cách là như thế nào? Cùng mình tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Cách giặt áo ngực đúng cách

Trước tiên, bạn cần nắm được các lưu ý chung khi giặt các loại áo ngực: Để tránh áo ngực bị phai màu hoặc mất đi màu chuẩn của nó, đồng thời sẽ đảm bảo được độ đàn hồi trong các sợi vải của áo ngực không bị co lại hay hư hại thì bạn nên sử dụng nước lạnh để giặt áo. Không giặt chung với các loại quần áo khác vì như vậy sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, bụi bẩn bám vào áo ngực. Hoặc những màu sắc của quần áo khác sẽ bám vào áo ngực.

Không nên giặt chung áo ngực với các loại quần áo khác
Không nên giặt chung áo ngực với các loại quần áo khác

Không đổ trực tiếp bột giặt lên áo ngực vì bột giặt là một trong những loại chất tẩy rửa mạnh. Cùng với các chất hoạt động bề mặt nên bột giặt có chất tẩy rửa rất cao. Khi giặt, chất tẩy rửa này bám sâu vào áo ngực khó làm sạch dễ gây ngứa và dị ứng. Chất tẩy rửa trong bột giặt khi đổ trực tiếp như vậy sẽ làm thay đổi màu sắc của áo ngực.

1.1 Giặt bằng tay

  • Cần chuẩn bị thau nước nhỏ, pha đủ một lượng bột giặt và khuấy tan, sau đó cho áo ngực vào ngâm khoảng 1 giờ. Tránh sử dụng nước nóng vì có thể phá vỡ chất đàn hồi trong vải và làm áo ngực mau giãn.
  • Dùng hai bàn tay xoa nhẹ vào áo ngực để tạo bọt. Thao tác phải nhẹ nhàng nhằm đảm bảo cho các bộ phận và chất liệu của áo ngực không bị biến dạng méo mó. Chẳng hạn như phần xốp, phần quả ngực. Cần quan tâm đến những vùng áo tiếp xúc với cơ thể nhiều để tiến hành giặt phần đó kĩ hơn như gọng áo, dây áo,…
  • Khi giặt xong xả sạch với nước nhiều lần đảm bảo áo không còn bám bọt. Nếu muốn áo ngực thơm lâu hơn hãy ngâm cùng với nước xả vải trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Thao tác làm khô áo trước khi phơi như sau: Để áo ngực vào chiếc khăn khô rồi ấn nhẹ để nước ở áo thấm vào khăn. Tránh vắt áo mạnh tay vì sẽ làm áo bị biến dạng, mất hoàn toàn kiểu dáng ban đầu. Có thể giũ áo ngực lên xuống nhẹ nhàng thay cho việc vắt mạnh. Sau đó để áo khô trong không khí, đừng sấy bằng máy vì nhiệt độ cao từ máy sấy làm biến dạng áo ngực và ảnh hưởng đến độ vừa vặn.

1.2 Giặt bằng máy

Đặt chế độ máy giặt theo chu trình nhẹ nhàng

Với nhu cầu giặt áo ngực ta nên chọn chế độ giặt theo chu trình nhẹ nhàng. Chế độ nhẹ nhàng sẽ giúp áo ngực tránh bị tác động mạnh hạn chế được tình trạng hỏng dáng áo. Giặt áo ngực ở chế độ nhẹ nhàng góp phần bảo vệ sự đàn hồi cũng như các chi tiết nhỏ trên áo không bị tổn hại.

Sử dụng nước mát với chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không chứa cồn

Đối với các loại áo ngực cần sử dụng nước giặt không cồn để không ảnh hưởng đến áo cũng như gây kích ứng da khi sử dụng.

Dùng túi giặt

Túi giặt có dạng lỗ nhỏ được thiết kế vừa đủ cho nước, xà phòng, nước xả dễ dàng hoạt động lưu thông làm sạch. Đồng thời sẽ giúp các loại áo như áo ngực không bị tác động mạnh của lồng giặt. Vì khi giặt, lồng giặt hoạt động mạnh khiến các quần áo quấn lại. Dễ dẫn đến tình trạng dây áo ngực bị rơi ra, bị xoắn hoặc rách những bộ phận mỏng. Dùng túi giặt sẽ bảo vệ áo ngực không bị giãn, giữ cho các móc áo không bị mắc vào các quần áo khác đang giặt cùng.

Nên sử dụng túi giặt riêng cho áo ngực
Nên sử dụng túi giặt riêng cho áo ngực

Đừng dùng chế độ vắt áo ngực

Chế độ vắt áo tự động của máy giặt có thể làm biến dạng áo ngực và ảnh hưởng đến độ vừa vặn của áo. Chế độ vắt khô sẽ tác động lực mạnh lên áo ngực gây biến dạng áo ngực và thậm chí gây hỏng áo.

Khi lấy ra khỏi máy giặt, hãy đặt áo ngực trên một chiếc khăn khô và ấn nhẹ nhàng để nước thấm vào khăn. Đây là cách vắt được khuyến khích sử dụng vì sẽ giúp áo ngực khô những không dây biến dạng áo.

Không nên vắt và máy sấy để làm khô áo ngực
Không nên vắt và máy sấy để làm khô áo ngực

2. Phơi và bảo quản áo ngực đúng cách

2.1 Phơi áo ngực đúng cách

Tốt nhất, nên phơi ở nơi những nơi có ánh sáng mặt trời. Ánh nắng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giúp quần áo nhanh khô. Nếu không phơi được trực tiếp dưới ánh sáng thì cần chọn những nơi thoáng mát, có gió, nhiệt độ tương đối, khô thoáng để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi. Không nên phơi ở môi trường tối, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Khi phơi, cần treo áo ngực bằng phần giữa áo ngực – thay vì bằng dây áo vì treo áo ngực ướt bằng dây áo có thể làm giãn chúng ra.

Cần phơi áo ngực ở phần giữa áo để không ảnh hưởng đến phom dáng áo
Cần phơi áo ngực ở phần giữa áo để không ảnh hưởng đến phom dáng áo

2.2 Bảo quản áo ngực

Tránh nhét tất cả áo ngực và quần lót vào ngăn kéo. Xếp chúng theo kiểu các chiếc cúp áo được lồng vào nhau, đứng thẳng. Cách này giúp duy trì hình dáng áo – không bị gọng áo này đè lên cúp áo kia.

Bạn có thể gấp hoặc cuộn lại áo lót thể thao, áo không gọng không nâng để ngăn tủ được gọn gàng hơn
Bạn có thể gấp hoặc cuộn lại áo lót thể thao, áo không gọng không nâng để ngăn tủ được gọn gàng hơn

Giữ áo ngực sẫm màu tách biệt những chiếc áo ngực sáng màu hơn cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự chuyển màu của sắc tố, đặc biệt là sau khi giặt. Bạn có thể gấp hoặc cuộn lại áo lót thể thao, áo không gọng không nâng để ngăn tủ được gọn gàng hơn.

Xếp áo ngực đúng cách để không bị ảnh hưởng đến dáng áo
Xếp áo ngực đúng cách để không bị ảnh hưởng đến dáng áo

Nếu bạn không có hộc riêng cho đồ lót, bạn có thể treo lên. Hãy treo áo ngực bằng cả hai dây đeo, nên sử dụng móc treo riêng của nội y hoặc móc treo áo quần bằng vải, có miếng đệm để bảo vệ phần vải và ren mỏng manh đối với các loại áo ngực khác nhau như áo ngực ôm lưng, áo ngực mặc áo cưới,… Với cách này bạn có thể treo áo ngực và cùng lót cùng bộ chung với nhau nữa đấy. Mẹo của chúng tôi là bạn có thể tạo một giá treo áo ngực thẳng đứng ở bên trong cánh cửa tủ quần áo của bạn bằng cách liên kết một số móc treo với nhau; treo một áo ngực trên mỗi móc áo giúp tiết kiệm không gian và khi lấy cũng rất dễ dàng.

Treo áo ngực bằng 2 dây đeo
Treo áo ngực bằng 2 dây đeo

3. Một số câu hỏi khác về bảo quản áo ngực

3.1 Bao lâu thì giặt áo ngực một lần?

Tốt nhất là bạn nên giặt áo ngực sau 2 – 3 lần mặc. Bởi cơ thể bạn tiết dầu tự nhiên vào vải áo ngực khi bạn mặc áo, và những loại dầu đó lưu lại trong áo ngực càng lâu thì vi khuẩn gây kích ứng da càng phát triển mạnh. Tất cả những điều đó có thể dẫn đến phát ban, nhiễm trùng và nổi mụn. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều, hoặc cảm thấy áo ngực có mùi bạn có thể mang đem giặt ngay. Trên thực tế, giặt áo ngực quá thường xuyên sẽ làm mất độ co giãn nhanh hơn.

Giặt áo ngực quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến dáng áo
Giặt áo ngực quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến dáng áo

3.2 Nên giặt áo ngực bằng tay hay bằng máy?

Các loại áo ngực, áo lót nên được giặt cẩn thận. Vì vậy giặt bằng tay là tốt nhất để có thể kéo dài thời gian sử dụng áo. Nếu sử dụng máy giặt, nên dùng túi giặt và sử dụng chu trình nhẹ nhàng để bảo vệ áo lót không bị xô lệch, co kéo, mất dáng áo.

Nên giặt áo ngực bằng tay thay vì giặt bằng máy
Nên giặt áo ngực bằng tay thay vì giặt bằng máy

3.3 Cần thay áo ngực bao lâu một lần?

Khi được giặt và bảo quản đúng cách, áo ngực sẽ kéo dài trung bình 8 tháng. Mặc dù biết cách giặt tay và giặt máy sẽ giúp áo ngực bền lâu hơn, nhưng cũng có thể kích thước, độ co giãn thay đổi trong khoảng thời gian đó mà bạn không hay biết nên bạn sẽ cảm thấy có một chút gì đó không còn vừa vặn nữa. Còn khi bạn không chăm sóc đúng cách, việc dây treo bị lỏng lẻo, móc bị hư hỏng, cúp bị móp sẽ xảy ra sớm hơn.

Bảo quản đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ cho áo ngực
Bảo quản đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ cho áo ngực

Trên đây là tất cả những thông tin về các nguyên tắc giúp bạn giặt, phơi và bảo quản áo ngực đúng cách. Cùng với một số thông tin cần thiết khác hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo quản và sử dụng áo ngực lâu bền nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.